Nhập môn Triết học Mác-Lênin

I. Giới thiệu môn học

    1.Triết học là gì?

    Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.


    2. Triết học ra đời khi nào?

    Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.
Ngay từ đầu, dù cho ở phương  Đông hay phương Tây, triết học cũng đều là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.

    3. Vấn đề cơ bản của triết học:

    Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Gọi là vấn đề cơ bản bởi dựa trên việc giải quyết các vấn đề này sẽ làm cơ sở để giải quyết các vấn đề còn lại của triết học. Nó bao gồm các vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức.
Vấn đề cơ bản của triết học trả lời hai câu hỏi lớn (hai mặt):
Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định đến cái nào?
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh hay không?

II. Mục tiêu
    1. Kiến thức

        - Hiểu được nguồn gốc triết học

        - Nắm được các khái niệm và vấn đề cơ bản trong triết học

        -  Hiểu được quá trình vận hành của mọi thứ qua cái nhìn của Triết học

        Vận dụng kiến thức đã được học để rèn luyện tư duy , giúp ích trong học tập         và đời sống, liên hệ thực tế đến ngành học.

    2. Kỹ năng

        - Kĩ năng làm việc nhóm

        - Kĩ năng thuyết trình

        - Kĩ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin

        - Kĩ năng nhận diện và giải quyết vấn đề

        - Kĩ năng làm powerpoint

        - Kĩ năng tư duy phản biện

    3. Thái độ

    Có thái độ nghiêm túc trong học tập, cởi mở để đón nhận kiến thức một cách chủ động và hiệu quả nhất.

III. Sơ đồ tư duy khái quát nội dung môn học



IV. Các hoạt động 

    1. Vẽ sơ đồ tư duy

    2. Kiểm tra sức khỏe Triết học

    3. Vẽ timeline các niên đại của Triết học

  4. Thảo luận nội dung "Có thể tạo ra robot trí tuệ nhân tạo có cảm xúc hay không?"

    5. Thảo luận 2 cặp phạm trù của Phép  biện chứng duy vật

    6. Review sách

    7. Review phim A Walk To Remember & làm rõ quan điểm của C. Mác


0 Nhận xét